Quy định về việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho động vật trong vùng đã bị dịch uy hiếp và xử phạt trong trường hợp không chấp hành
Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y nêu rõ biện pháp thú y đối với động vật trên cạn thuộc vùng có ổ dịch cũ, vùng đã bị dịch uy hiếp như sau:
- Đối với các ổ dịch cũ phải thường xuyên giám sát dịch bệnh động vật; định kỳ lấy mẫu kiểm tra huyết thanh nhằm sớm phát hiện bệnh; thực hiện tiêm phòng bắt buộc vắc-xin đạt tỷ lệ 100% so với diện phải tiêm phòng; áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật;
- Đối với vùng đã bị dịch uy hiếp, tùy từng vùng, tính chất từng bệnh, từng loài động vật phải thực hiện tiêm phòng bắt buộc vắc-xin trong thời hạn theo quy định.
Điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi quy định hành vi không chấp hành việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác trong vùng ổ dịch cũ, vùng đã và đang bị dịch uy hiếp bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với chủ vật nuôi.
Như vậy, ông Minh không có quyền từ chối việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn của ông trong vùng đã bị dịch uy hiếp. Nếu cố ý trốn tránh, không chấp hành việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho đàn lợn nuôi thì ông Minh sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?