Ghi chép và lưu trữ hồ sơ quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội được quy định như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 30/3/2020) quy định về việc ghi chép và lưu trữ hồ sơ quản lý đối tượng như sau:
- Hồ sơ quản lý đối tượng phải ghi chép đầy đủ, ngắn gọn, trung thực mô tả rõ ràng, khách quan về các thông tin trong quá trình chăm sóc, trợ giúp và hòa nhập cộng đồng của đối tượng.
- Hồ sơ quản lý đối tượng được lưu trữ và bảo mật tại cơ sở hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Việc chia sẻ thông tin cá nhân phải có sự đồng ý của đối tượng (nếu có) hoặc gia đình, người giám hộ và người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ban biên tập thông tin đến bạn.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?