Người dân có quyền gì khi phát hiện hành vi tham nhũng?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 có quy định các hành vi tham nhũng bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- ……
=> Vậy với hành vi nhận tiền để thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trái phép là hành vi “ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi”
Theo Điều 5 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng chống tham nhũng như sau:
- Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham
- Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
=> Như vậy, theo quy định của pháp luật bạn hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi trên và sẽ được bảo vệ sự an toàn theo quy định của pháp luật.
Ban biên tập thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật
- Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh có những nhiệm vụ gì?
- Trình tự lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước như thế nào?
- Giám định viên giám định y khoa có những quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?
- Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu bay được quy định như thế nào?
- Dự án nào phải lấy ý kiến khi xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước?