Cần đảm bảo những nguyên tắc nào khi xử lý nợ đối với người nộp thuế nợ tiền thuế, nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp?
Theo Điều 3 Nghị quyết 94/2019/QH14 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) quy định nguyên tắc xử lý nợ đối với người nộp thuế nợ tiền thuế, nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp như sau:
1. Bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền; bảo đảm điều kiện, hồ sơ, quy trình, thủ tục và chịu trách nhiệm của cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo đảm việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, giám sát của người dân.
3. Tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm việc lợi dụng chính sách để trục lợi hoặc cố tình chây ỳ, nợ thuế.
4. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng quy định hoặc người nộp thuế đã được xóa nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới, trừ đối tượng quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết này thì phải hủy quyết định khoanh nợ, xóa nợ (nếu có) và phải thu vào ngân sách nhà nước khoản nợ đã được xóa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?
- Thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 7 hay nhất?
- Mẫu STT ngày vía thần tài ngắn gọn hay 2025? Có cấm đốt vàng mã cúng Ngày vía Thần Tài không?
- Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020?
- Thời hạn thực hiện duy trì cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia được quy định như thế nào theo Thông tư 41?