Cập nhật tổng hợp về chế độ báo cáo định kỳ về xuất bản theo quy định mới nhất
Theo Điều 2 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 01/4/2020) hướng dẫn chế độ báo cáo định kỳ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP như sau:
Chủ thể thực hiện chế độ báo cáo |
|||
1a. - Nhà xuất bản; - Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài; - Cơ sở phát hành xuất bản phẩm là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trụ sở và chi nhánh tại hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; - Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm và tổ chức, cá nhân phát hành xuất bản phẩm điện tử phải báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục Xuất bản, In và Phát hành). - Cơ sở in ở Trung ương và địa phương kết hợp nội dung báo cáo tình hình hoạt động in xuất bản phẩm với hoạt động in các sản phẩm không phải xuất bản phẩm trong cùng một báo cáo; 1b. - Cơ sở phát hành xuất bản phẩm là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trụ sở và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động với Sở Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản (sau đây gọi tắt là “Sở”); |
1c. - Cơ sở phát hành xuất bản phẩm là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trụ sở và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động với Sở Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản (sau đây gọi tắt là “Sở”); |
||
Số liệu của kỳ báo cáo (trừ báo cáo lĩnh vực in xuất bản phẩm được thực hiện chung theo Nghị định số 95/2018/NĐ-CP) |
- Báo cáo 06 tháng đầu năm: Tình từ ngày 01/01 kỳ báo cáo đến ngày 30/6 của kỳ báo cáo. |
(Ngoại trừ cơ sở in xuất bản phẩm.) Việc gửi báo cáo chậm nhất vào ngày: 10/7 của năm báo cáo |
Gửi báo cáo chậm nhất ngày 15/7 của năm báo cáo. |
- Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01/01 kỳ báo cáo đến ngày 31/12 của kỳ báo cáo |
(Ngoại trừ cơ sở in xuất bản phẩm.) Việc gửi báo cáo nhậm nhất vào ngày: 10/01 của năm liền sau năm báo cáo |
Gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15/01 của năm liền sau năm báo cáo. |
|
Hình thức của báo cáo và cách thức gửi báo cáo |
4a. Báo cáo bằng hình thức văn bản giấy phải có dấu, chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc chữ ký của cá nhân thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo bằng hình thức văn bản điện tử phải có định dạng PDF và được Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện chế độ báo cáo ký số bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cung cấp; 4b. Việc gửi báo cáo thực hiện theo một hoặc nhiều cách: Qua đường bưu chính, fax, nộp trực tiếp, thư điện tử (E-mail) hoặc gửi qua hệ thống báo cáo trực tuyến. Trường hợp gửi báo cáo qua thư điện tử (E-mail), văn bản báo cáo phải là các tệp tin có định dạng Word hoặc Excel, kèm định dạng PDF được quét (scan) từ văn bản giấy để đối chiếu, bảo đảm tính chính xác của thông tin báo cáo |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?