Dây chuyền, trang thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo điều kiện gì?
Theo Tiết 3 Mục I Mẫu số 04.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 05/03/2020) quy định về dây chuyền, trang thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:
- Có dây chuyền thiết bị sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
- Dây chuyền sản xuất phải phù hợp với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống, thức ăn đơn, thức ăn dạng lỏng, thức ăn dạng bột... Cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc phải có thiết bị pha trộn các nguyên liệu vi lượng (premix) riêng trước khi trộn với các nguyên liệu thô hoặc nguyên liệu đa lượng khác để tạo thành thành phẩm (trừ trường hợp cơ sở mua premix từ cơ sở sản xuất, kinh doanh khác).
- Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi, không gây bẩn, không nhiễm chéo gây mất an toàn theo quy định pháp luật.
- Bề mặt dây chuyền, trang thiết bị phải nhẵn bảo đảm thức ăn không bị bám, dính vào bề mặt sau khi sản xuất; trường hợp dây chuyền, thiết bị phải vệ sinh bằng nước thì bảo đảm được làm khô sau khi vệ sinh.
- Khu vực chứa thức ăn chăn nuôi phải thông thoáng, có đủ ánh sáng để nhận biết được thông tin bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm;
- Có đủ diện tích, không gian để chứa các nguyên liệu khác nhau bảo đảm chất lượng trong quá trình bảo quản. Các loại nguyên liệu khác nhau phải được bảo quản tách biệt; thức ăn lỗi, hỏng phải để riêng, tránh nhiễm chéo. Thức ăn phải được đặt đúng nơi như đã thiết kế (nếu có) và có thông tin nhận biết, tránh nhầm lẫn. Các loại vật tư hỗ trợ sản xuất như chất tẩy rửa, xăng dầu, mỡ bôi trơn… phải có thông tin nhận biết và được để ở nơi tách biệt bảo đảm không tiếp xúc và không có nguy cơ nhiễm vào thức ăn chăn nuôi.
- Mỗi khu vực trong kho, nhà xưởng phải có đủ ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo bảo đảm nhìn rõ và đọc được chỉ dẫn trên thiết bị, máy móc, dụng cụ; đọc được chỉ dẫn và thông tin trên tem nhãn, bao bì trong sản xuất.
- Có kệ (pallet) hoặc vật liệu chống ẩm để đặt nguyên liệu và thành phẩm bảo đảm thông thoáng, chống ẩm (trừ trường hợp nền kho, xưởng đã có giải pháp kỹ thuật chống ẩm). Kệ, pallet, vật liệu chống ẩm phải bảo đảm sạch sẽ và dễ vệ sinh (nếu tái sử dụng).
- Cơ sở sản xuất lên men sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật;
- Có tủ lạnh, tủ lên men sinh khối, tủ sấy, cân, dụng cụ đọc đếm, chủng vi sinh vật, hóa chất, môi trường và các dụng cụ khác.
Ban biên tập thong tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
- Công văn nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?
- Bảng lương của Quản lý dự án hàng hải hạng 2 hiện nay là bao nhiêu?
- Dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành nào 2024 theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
- Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?