Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp sư phạm

Xin hỏi: Để đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trong thời gian sắp tới cần dựa vào những tiêu chuẩn nào? Có bao nhiêu tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo? Nêu căn cứ pháp lý. Xin cảm ơn sự hỗ trợ từ ban tư vấn.

Theo Chương II Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 23/3/2020) quy định 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo như sau:

STT

Tiêu chuẩn

Nội dung

1

Điều 5: Mục tiêu và chuẩn đầu ra

1. Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của trường, phù hợp với mục tiêu giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phản ánh được mục tiêu của chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phù hợp với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, yêu cầu đổi mới của giáo dục Việt Nam; được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai.

2

Điều 6: Bản mô tả chương trình đào tạo

1. Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhật.

2. Đề cương các môn học hoặc học phần đầy đủ thông tin và cập nhật.

3. Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương các môn học hoặc học phần được công bố công khai để các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

3

Điều 7: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

1. Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra.

2. Mỗi môn học hoặc học phần của chương trình dạy học đều có đóng góp rõ ràng trong việc đạt được chuẩn đầu ra.

3. Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic, nội dung cập nhật /và có tính tích hợp.

4

Điều 8: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

1. Mục tiêu giáo dục được tuyên bố rõ ràng và được phổ biến tới các bên liên quan.

2. Hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra.

3. Hoạt động dạy và học thúc đẩy việc hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết của nhà giáo cho người học, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học.

5

Điều 9: Tuyển sinh và hỗ trợ người học

1. Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được cập nhật.

2. Các thông tin về ngành học, chương trình đào tạo, chương trình dạy học, đề cương môn học hoặc học phần và việc tổ chức thực hiện được mô tả rõ ràng, đầy đủ và dễ tiếp cận.

3. Áp dụng các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với người học là đối tượng ưu tiên.

3. Thực hiện đúng quy định miễn học phí, quy định về các chính sách ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên sư phạm.

4. Thực hiện đúng quy định về các chính sách ưu tiên tuyển sinh, ưu tiên cấp học bổng và trợ cấp xã hội đối với người học là đối tượng ưu tiên.

5. Có các hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp cải thiện việc học tập và khả năng có việc làm cho người học.

6. Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan sư phạm tạo thuận lợi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân người học

6

Điều 10: Đánh giá kết quả học tập của người học

1. Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra.

2. Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan) rõ ràng và được thông báo công khai tới người học.

3. Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng.

4. Kết quả đánh giá được lưu trữ có hệ thống, được thông báo kịp thời để người học cải thiện việc học tập.

5. Người học dễ tiếp cận với quy trình giải quyết khiếu nại về kết quả học tập.

7

Điều 11: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên

1. Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý.

2. Đội ngũ giảng viên, giáo viên có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu về số lượng và cơ cấu chuyên môn.

3. Đội ngũ giảng viên, giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn theo quy định; có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của chương trình đào tạo; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo.

4. Giảng viên, giáo viên được đánh giá năng lực và được hỗ trợ, tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5. Đội ngũ nhân viên có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao; được đánh giá năng lực; được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

6. Quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên bảo đảm đúng quy định, công khai và minh bạch

8

Điều 12: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

1. Hệ thống phòng chức năng, phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, phòng thực hành đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

2. Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo.

3. Hệ thống thiết bị, đồ dùng dạy học và công nghệ thông tin bao gồm cả hạ tầng cho học tập trực tuyến phù hợp và được cập nhật để phục vụ hiệu quả việc dạy và học, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

4. Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triển khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

9

Điều 13: Bảo đảm và nâng cao chất lượng

1. Có các chính sách phù hợp để thực hiện hiệu quả các hoạt động bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo.

2. Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông được trường liên hệ để sinh viên, học sinh kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc đạt kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Hoạt động kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm được tổng kết, đánh giá và được định kỳ rà soát, cải tiến.

4. Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập của người học được rà soát và đánh giá thường xuyên để bảo đảm sự tương thích và phù hợp với chuẩn đầu ra.

5. Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác được đánh giá và cải tiến.

6. Có hệ thống khảo sát, thu thập ý kiến phản hồi từ các bên liên quan. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển chương trình đào tạo.

7. Việc thiết kế và phát triển chương trình đào tạo được xác lập, rà soát, đánh giá và cải tiến

10

Điều 14: Kết quả đầu ra

1. Tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

2. Tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

3. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất.


Trân trọng!

Trình độ cao đẳng
Hỏi đáp mới nhất về Trình độ cao đẳng
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng phải đáp ứng yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tốt nghiệp cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo trình độ đại học theo hướng chuyên môn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người học cùng lúc 02 chương trình cao đẳng phải hoàn thành khóa học trong thời gian tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Số lần dự thi kết thúc môn học, mô-đun ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế?
Hỏi đáp pháp luật
Thi kết thúc môn học, mô-đun ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình độ ngoại ngữ của người tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng phải đạt tối thiểu bậc mấy theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về kỹ năng và kiến thức đối với ngành quản trị khách sạn sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn của kế toán viên cao đẳng?
Hỏi đáp pháp luật
Trợ cấp cho con thương binh sau khi tốt nghiệp cao đẳng
Hỏi đáp pháp luật
Có bằng cao đẳng nhưng lại hưởng lương bằng trung cấp
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trình độ cao đẳng
Thư Viện Pháp Luật
256 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trình độ cao đẳng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào