Lập mã hiệu nguồn giống đối với cây lâu năm được quy định như thế nào?
Theo Mục II Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định việc lập mã hiệu nguồn đối với cây lâu năm như sau:
1. Quy định cách lập mã hiệu nguồn giống
Mã hiệu gồm 4 thành phần, cách nhau bởi dấu chấm (.):
- Đầu tiên là các chữ cái viết tắt của loại hình nguồn giống: C (cây đầu dòng), V (vườn cây đầu dòng).
- Tiếp theo là tên đầy đủ của loài, dòng, giống bằng tiếng Việt (viết chữ in hoa, không dấu).
- Tiếp theo là mã số tỉnh, huyện, xã nơi nguồn giống được công nhận (theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam, trong đó mã tỉnh: 02 số, mã huyện: 03 số, mã xã: 05 số); các mã số này được cách nhau bởi dấu chấm (.).
- 02 số tiếp theo là 2 số cuối thời gian (năm) nguồn giống được công nhận.
- 02 số cuối cùng biểu thị số thứ tự của nguồn giống được công nhận.
2. Ví dụ
Cây vải đầu dòng Hùng Long tại xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ là nguồn giống thứ 8 trên địa bàn, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận năm 2006, sẽ được cấp mã hiệu như sau:
C.VAI HUNG LONG.25.230.08029.06.08
Ban biên tập thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?