Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của Bộ công an về việc quản lý quốc tịch?
Theo Điều 36 Nghị định 16/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/3/2020) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ công an về quản lý quốc tịch như sau:
Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp trong quá trình giải quyết các việc về quốc tịch, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra, xác minh hoặc chỉ đạo cơ quan công an có thẩm quyền trong việc xác minh về nhân thân của người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; tước quốc tịch Việt Nam; hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; xác định có quốc tịch Việt Nam.
2. Chỉ đạo cơ quan công an có thẩm quyền xác minh tính hợp lệ của các giấy tờ do cơ quan công an có thẩm quyền cấp có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam theo đề nghị của Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
3. Chỉ đạo giải quyết việc đăng ký cư trú, cấp Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cho người được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam; xóa đăng ký cư trú, thu hồi và hủy giá trị sử dụng Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong giải quyết các việc về quốc tịch.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?