Tổ chức Cơ yếu trực thuộc Bộ Quốc phòng trong quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 185/2019/TT-BQP (Có hiệu lực ngày 18/02/2020) quy định trách nhiệm của các tổ chức Cơ yếu trực thuộc Bộ Quốc phòng trong việc quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ như sau:
- Hằng năm, tham mưu giúp người đứng đầu các Bộ chủ quản xây dựng kế hoạch, nhu cầu ứng dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho thuê bao thuộc quyền quản lý để bảo đảm an toàn và xác thực thông tin trong giao dịch điện tử.
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chế, quy định về quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thuộc phạm vi quản lý.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư số, khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật; văn bản đề nghị áp dụng theo các Mẫu 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Tiếp nhận chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật từ Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin bàn giao cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
- Tiếp nhận chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật thu hồi từ cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp bàn giao cho Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
- Cập nhật, quản lý, lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư số, khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật của thuê bao thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin tổ chức tập huấn, huấn luyện triển khai, sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các thuê bao trong phạm vi quản lý.
- Hướng dẫn, kiểm tra các thuê bao trong quá trình triển khai, quản lý và sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
- Phối hợp với Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin triển khai tích hợp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ vào các ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo an toàn, xác thực và bảo mật thông tin.
- Thống kê, kiểm tra, quản lý việc cấp, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư số và khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của Bộ chủ quản và định kỳ 01 năm một lần trước ngày 31 tháng 10 hằng năm hoặc đột xuất báo cáo về Ban Cơ yếu Chính phủ (qua Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin).
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?