Xử lý vi phạm về lao động được quy định như thế nào từ năm 2021?
Điều 217 Bộ luật Lao động 2019 (Có hiệu lực ngày 1/1/2021) quy định:
Xử lý vi phạm:
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Bộ luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc; nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Người lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
- Thủ tục giảm tiền thuê đất đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 năm 2022?
- Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu bao gồm những loại giấy tờ nào?
- Trong hoạt động cấp tín dụng, công tác quản lý rủi ro về môi trường được thực hiện dựa trên những loại thông tin nào?
- Lý do nào được xem là lý do chính đáng khi không có mặt đúng thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
- Vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ được xác định dựa trên nguyên tắc nào?