Bị xử phạt như thế nào đối với hành vi kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng?
Theo Khoản 11 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: “Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.
Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.
Như vậy, các thương nhân không được kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng.
Nếu kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng sẽ bị xử phạt theo Điểm a Khoản 1 Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Khoản 18 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đối với hàng hóa có giá trị dưới 1.000.000 đồng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
- Đối với hàng hóa có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
- Đối với hàng hóa có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Đối với hàng hóa có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Đối với hàng hóa có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Đối với hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Đối với hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
- Đối với hàng hóa có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Đối với hàng hóa có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
- Đối với hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Đối với hàng hóa có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Đối với hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: Nếu thương nhân kinh doanh hàng hóa là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi; các hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện mà hết hạn sử dụng sẽ phạt gấp 2 lần mức phạt trên.
Ngoài ra, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm; buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Trân đây là mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?