Ủy viên Thường trực Hội đồng xét, đề nghị công nhận sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 11 Quyết định 619/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định nhiệm vụ của Ủy viên Thường trực Hội đồng xét, đề nghị công nhận sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
- Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến (theo mẫu 03); tổng hợp, phân loại, gửi hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến tới các thành viên Hội đồng xét, đề nghị công nhận sáng kiến để nghiên cứu trước khi tổ chức họp Hội đồng; tổng hợp kết quả họp Hội đồng báo cáo Chủ tịch Hội đồng trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định công nhận sáng kiến; thông báo công khai danh sách sáng kiến đã được công nhận trong cơ quan, đơn vị (đối với sáng kiến cấp cơ sở) và trên hệ thống mạng nội bộ ngành Kiểm sát nhân dân (đối với sáng kiến cấp Ngành).
- Báo cáo Chủ tịch Hội đồng đề nghị Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định công nhận sáng kiến theo thủ tục giản đơn quy định tại Điều 18 Quy chế này.
- Cập nhật dữ liệu, bảo quản, lưu trữ hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến và các tài liệu kèm theo (nếu có).
- Tham mưu trong việc tổng kết và khen thưởng hoạt động sáng kiến hằng năm và các hoạt động khác để tôn vinh tổ chức, cá nhân điển hình và biểu dương các sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả thiết thực.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?