Các trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện bị giải thể
Căn cứ Khoản 4 Điều 41 Nghị định 93/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/01/2020) quy định quỹ bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Không báo cáo về tổ chức, hoạt động và tài chính theo quy định hoặc không công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) trong 02 năm liên tục; có mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng, không tự giải quyết được, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngân quy định tại Nghị định này;
- Không tự giải thể theo những quy định tại khoản 2 Điều này;
- Vi phạm một trong các quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
- Quá thời gian đình chỉ có thời hạn quỹ không khắc phục được vi phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định này.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Ai có thẩm quyền ra quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945?
- Từ 01/03/2023, Cục Thanh tra không là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện đúng không?
- Thủ tục cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất như thế nào? Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng thì có phải giao lại Huy hiệu Đảng không?
- Việc kiểm điểm đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện ở đâu?
- Thời điểm hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng với người hoạt động cách mạng trước 01/ 01/1945 là khi nào?