Có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng?
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ 31/12/2019) như sau:
- Hình thức xử phạt chính:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với: giấy chứng nhận đăng ký đại lý đối ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng; giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thường dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng; giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng; giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng;
+ Đình chỉ có thời hạn đối với: hoạt động ngoại hối trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng, nghiệp vụ ủy thác trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, hoạt động mua, bán nợ trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng, việc thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, việc sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin của bên thứ ba trong thời hạn 01 tháng đến 03 tháng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, tịch thu giấy phép đã bị tẩy xóa, sửa chữa, tịch thu ngoại tệ, đồng Việt Nam, tịch thu vàng.
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?