Máy photocopy để được xác định là Nhãn xanh Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chí nào?

Liên quan đến việc đánh giá sản phẩm là nhãn xanh Việt Nam. Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định hiện hành thì tiêu chí nhãn xanh Việt Nam đối với máy photocopy phải có những tiêu chí nào?

Tiêu chí nhãn xanh Việt Nam đối với máy photocopy quy định tại Quyết định 2186/QĐ-BTNMT năm 2017 công bố tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể như sau:

1. Phát thải các chất gây ô nhiễm trong quá trình sử dụng, vận hành máy phải đáp ứng các yêu cầu tại bảng 1 dưới đây:

Bảng 1

Thông s

Lượng phát thải (mg/h)

Máy photocopy đen trắng

Máy photocopy mầu

Bụi

≤ 4,0

≤ 4,0

Ô zôn

≤ 1,5

≤ 3,0

Tổng hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs)

Ở chế độ đang hoạt động

≤ 10,0

< 18,0

Ở chế độ nghỉ/chờ

Loại có chân đế đặt trực tiếp trên mặt sàn

≤ 2,0

-

Loại đặt trên bàn

≤ 1,0

-

Benzene

≤ 0,05

≤ 0,05

Styrene

≤ 1,0

≤ 1,8

Ghi chú:

a) Nếu thiết kế sản phẩm cho phép thực hiện sao chép và nhân bản ở các tốc độ khác nhau hoặc cho phép in ở các tốc độ khác nhau thì kết quả thử nghiệm trong khi đang hoạt động phải là kết quả thử nghiệm ở chế độ in, sao chép và nhân bản với tốc độ cao nhất.

b) Nếu sản phẩm cho phép sao chép và nhân bản cả chế độ đen trắng và chế độ màu thì kết quả thử nghiệm phải chỉ rõ việc hoạt động máy trong cả 2 chế độ đều đáp ứng tốt các yêu cầu nêu ở bảng 1 hoặc đáp ứng các yêu cầu đối với máy photocopy đen trắng.

2. Độ ồn phát ra trong quá trình sử dụng, vận hành máy photocopy (cả ngưỡng áp suất âm thanh và mức công suất âm thanh) phải đáp ứng các yêu cầu tại bảng 2 dưới đây:

Bảng 2

Phân loại

Máy photocopy đen trắng

Máy photocopy mầu

Ngưỡng áp suất âm thanh (dBA)

Chế độ chờ/nghỉ

≤40

≤40

Chế độ đang photocopy

≤0,35 x tốc độ sao chép nhân bản [CPM] + 51 và ≤ 67

≤0,3 x tốc độ sao chép nhân bản [CPM] + 53 và ≤ 67

Mức công suất âm thanh (LWAd)

Chế độ chờ/nghỉ

≤ 48

≤ 48

Chế độ đang photocopy

≤ 0,35 x tốc độ sao chép nhân bản[CPM] + 61 và ≤ 75

≤ 0,3 x tốc độ sao chép nhân bản[CPM] + 59 và ≤ 75

Ghi chú:

Nếu sản phẩm cho phép sao chép và nhân bản cả chế độ đen trắng và chế độ màu thì kết quả thử nghiệm phải chỉ rõ việc hoạt động máy trong cả 2 chế độ đều đáp ứng tốt các yêu cầu nêu ở bảng 2.

3. Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên ở chế độ sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9510:2012 - Máy photocopy - Hiệu suất năng lượng hoặc đáp ứng các yêu cầu Nhãn Năng lượng của Bộ Công Thương hoặc các yêu cầu của Chương trình ngôi sao năng lượng quốc tế (International Energy Star Program) hoặc tương đương.

b) Máy photocopy đen trắng có tốc độ sao chép và nhân bản bằng hoặc cao hơn 25 CPM và máy photocopy màu có tốc độ sao chép và nhân bản bằng và cao hơn 20 CPM cần phải hoạt động được theo chế độ in sao 2 mặt trên 1 tờ giấy có thể với thiết bị tích hợp trong máy hoặc thiết bị phụ trợ bên ngoài (Tiêu chí này chỉ áp dụng cho các loại máy photocopy sử dụng tia laser).

4. Yêu cầu về hóa chất trong quá trình sản xuất sản phẩm:

a) Không sử dụng chì (Pb), cadmium (Cd), thủy ngân (Hg) và các hợp chất của chúng, các hợp chất có crôm hóa trị 6 (Cr6+) trong quá trình sản xuất.

b) Không sử dụng polybrominated biphenyls (PBBs), polybromodiphenyl ethers (PBDEs) và các paraffin mạch ngắn (C=10÷13) clo hóa với hàm lượng clo từ 50% trở lên trong quá trình sản xuất.

c) Không sử dụng chì (Pb), cadmium (Cd), thủy ngân (Hg), selen (Se) và các hợp chất của chúng trong quá trình sản xuất các lớp nhạy sáng của trống.

d) Không sử dụng các loại nhựa có chứa halogen như PVC để chế tạo các chi tiết bằng nhựa có khối lượng từ 25g trở lên hoặc không sử dụng nhựa có chứa các hợp chất halogen hóa để chế tạo các chi tiết bằng nhựa của sản phẩm. Ngoại trừ việc sử dụng các phụ gia hữu cơ flo với hàm lượng bằng hoặc nhỏ hơn 0,5% trọng lượng chi tiết (cụ thể là các chất chống rò rỉ).

Các tiêu chí nêu tại điểm 4 Mục này không áp dụng đối với các loại nguyên vật liệu và hóa chất được miễn trừ trong danh sách hạn chế sử dụng các hóa chất nguy hại ban hành theo Chỉ thị số 2011/65/EU của Liên minh Châu Âu (EU) và chì trên các bản mạch in (Printed Circuit Boards, PCB) có trong các chi tiết của sản phẩm.

5. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm:

a) Người sản xuất, nhập khẩu máy photocopy công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

b) Hàm lượng của chì (Pb), cadmium (Cd), thủy ngân (Hg) và các hợp chất của chúng, các hợp chất có crôm hóa trị 6 (Cr6+) có trong các chi tiết của sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu tại bảng 3 dưới đây:

Bảng 3

Chất

Chì (Pb)

Cadmium (Cd)

Thủy ngân (Hg)

Các hợp chất có crôm hóa trị 6 (Cr6+)(*)

Hàm lượng (mg/kg)

≤1000

≤100

≤1000

≤1000

Ghi chú (*): (Trường hợp tính theo tổng crôm (Cr) thì hàm lượng cũng phải bằng hoặc nhỏ hơn 1.000 mg/kg.

c) Trường hợp trong sản phẩm có trang bị pin thì các chất có trong pin không vượt quá các yêu cầu tại bảng 4 dưới đây:

Bảng 4

Chất

Ngưỡng tối đa (đơn vị: ppm)

Thủy ngân (Hg)

5

Cadmium (Cd)

20

Chì (Pb)

100

 

6. Yêu cầu về bao bì và đóng gói, phân phối sản phẩm:

a) Không sử dụng các loại nhựa có chứa halogen (như PVC) làm vật liệu đóng gói sản phẩm.

b) Vật liệu chống xóc hoặc chống vỡ riêng biệt được sử dụng trong đóng gói sản phẩm phải đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu sau:

- Làm bằng vật liệu giấy tái chế.

- Vật liệu chống xóc hoặc chống vỡ dùng trong đóng gói sản phẩm phải được sản xuất từ các loại nhựa tổng hợp có ít nhất 50% từ nhựa tái sinh.

- Vật liệu chống xóc hoặc chống vỡ dạng bọt xốp (EPS, EPE, EPP) được sản xuất từ các chất tạo xốp có chỉ số phá hủy tầng ô-zôn (ODP) bằng 0.

- Vật liệu chống xóc hoặc chống vỡ dạng có các khoang hoặc túi chứa khí được sản xuất bằng cách bơm khí vào các vật liệu tổng hợp.

c) Có phương pháp tiếp thị, bán và hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.

7. Yêu cầu về tái chế trong quá trình sản xuất, tái chế sản phẩm thải bỏ sau khi sử dụng:

a) Các chi tiết nhựa có thể tách rời với khối lượng từ 25g hoặc bề mặt rộng hơn từ 200 mm2 trở lên phải in ký hiệu “có thể tái chế được” trên từng chi tiết để hỗ trợ việc phân loại chất thải tại nguồn và tái chế sau khi thải bỏ.

b) Các chi tiết bằng nhựa được chế tạo tối đa từ 4 loại vật liệu khác nhau có khối lượng từ 25g trở lên có thể dễ dàng phân tách và xử lý sau khi thải bỏ.

c) Các chi tiết bằng nhựa có khối lượng từ 25g trở lên được chế tạo từ các loại polymer đơn hoặc hỗn hợp phải có khả năng tái chế.

d) Các loại nhãn gắn trên các chi tiết bằng nhựa của sản phẩm phải được làm bằng các loại vật liệu giống như vật liệu được sử dụng để chế tạo chi tiết mà nhãn đó gắn lên hoặc bằng loại vật liệu phù hợp với quá trình tái chế chi tiết đó.

đ) Việc tháo, dỡ sản phẩm thải bỏ sau sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu:

- Các chi tiết phải được phân tách một cách dễ dàng;

- Các khớp nối giữa các loại vật liệu khác nhau phải dễ nhìn thấy;

- Không sử dụng các loại khớp nối không thể tách rời khi kết nối các chi tiết làm bằng các vật liệu khác nhau (ví dụ như không sử dụng các loại khớp nối gắn kết bằng keo, hàn).

e)Thu hồi và xử lý sản phẩm máy photocopy thải bỏ theo Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
244 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào