Nhân viên bếp ăn tập thể có phải tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm không?
Khoản 5 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định:
"5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể."
=> Bếp ăn tập thể là một hình thức tồn tại của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định về Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm như sau:
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, Điều 28 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó:
7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, để cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động phù hợp với điều kiện, nguyên tắc nêu trên cần đáp ứng về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.
- Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
+ Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
(Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định và có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp theo hướng dẫn bởi Điểm 11 Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013)
Theo quy định nêu trên, chủ sở hữu bếp ăn tập thể cũng như người trực tiếp sản xuất thực phẩm cũng phải có giấy chứng nhân đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm này chỉ có thời hạn 01 năm vì vậy mỗi năm nhân viên tại bếp ăn tập thể đều phải tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nói tóm lại, nhân viên tại bếp ăn tập thể (trực tiếp sản xuất thực phẩm) mỗi năm phải tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?