Thời điểm tính thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
Theo quy định tại Điều 184 và Điều 185 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01-01-2017) quy định:
"Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Theo quy định tại Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 thì:
“Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là 03 năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp”.
Điều 336 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì:
“Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp”.
Như vậy, Luật Kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định khác nhau về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện. Vì trên thực tế hai thời điểm này không đồng nhất: khi người yêu cầu biết sự kiện pháp lý xảy ra xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ nhưng họ chưa thực hiện quyền khởi kiện ngay mà sẽ thực hiện thỏa thuận, hòa giải, thống nhất cách giải quyết trong một thời gian nhất định. Khi không thống nhất được cách giải quyết thì mới phát sinh tranh chấp.
Trong trường hợp này, Tòa án phải ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành, tức là Luật Kinh doanh bảo hiểm để xác định thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là 03 năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp, thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Bởi vì:
Quy định này không trái với các nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 (nguyên tắc bình đẳng; tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; thiện chí, trung thực; không xâm phạm đến lợi ích chung và của người thứ ba; tự chịu trách nhiệm).
Ngoài ra, còn có các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiện yêu cầu trong các luật chuyên ngành khác thì cũng áp dụng quy định của các luật chuyên ngành này mà không áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự khi xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Ví dụ: Bộ luật Hàng hải Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 01.7.2017) có quy định về thời hiệu khởi kiện (Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa; thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến; thời hiệu khởi kiện về vận chuyển hành khách và hành lý; thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng thuê tàu; thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển, thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải...) thì áp dụng quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam khi xác định thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp liên quan.
Trên đây là nội dung quy định tại Mục 8 Phần IV Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?
- Giờ hoàng đạo ngày vía thần tài 2025 vào giờ nào tốt nhất đón may mắn, tài lộc? Khi nào mang theo vàng xuất cảnh nhập cảnh bị cấm?