Quy chế quản lý chi nhánh, phòng giao dịch của Hội đồng thành viên tổ chức tài chính vi mô
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 19/2019/TT-NHNN (có hiệu lực ngày 01/01/2020) thì quy chế quản lý chi nhánh, phòng giao dịch phải do Hội đồng thành viên của tổ chức tài chính vi mô ban hành và phải có tối thiểu các nội dung sau:
- Hạn mức giao dịch đối với từng cấp quản lý tại chi nhánh, phòng giao dịch theo từng sản phẩm dịch vụ hoặc nhóm sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng;
- Cơ chế quản lý, giám sát và chế độ thông tin, báo cáo giữa trụ sở chính với chi nhánh và giữa phòng giao dịch với chi nhánh quản lý phòng giao dịch;
- Tiêu chuẩn, điều kiện đối với chức danh Giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch hoặc các chức danh tương đương phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc;
- Quy định về kho quỹ, phòng cháy, chữa cháy, điều chuyển tiền và lưu trữ chứng từ để đảm bảo an ninh, an toàn tài sản, trong đó quy định cụ thể mức tồn quỹ cuối ngày của chi nhánh, phòng giao dịch căn cứ vào điều kiện thực tiễn hoạt động và điều kiện an ninh, an toàn của chi nhánh, phòng giao dịch đó. Số tiền tồn quỹ cuối ngày vượt mức quy định phải gửi vào tài khoản ngân hàng của tổ chức tài chính vi mô.
Trên đây là quy định về quy chế quản lý chi nhánh, phòng giao dịch của Hội đồng thành viên tổ chức tài chính vi mô.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?