Phương pháp hoạch toán kế toán giảm tài sản hạ tầng giao thông thủy lợi
Theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 3 Thông tư 76/2019/TT-BTC (có hiệu lực ngày 01/01/2020) thì kế toán giảm TSHTGT- TL:
(1) Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền yêu cầu đơn vị điều chuyển TSHTGT- TL cho các đơn vị khác tiếp tục theo dõi quản lý và hạch toán, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTGT- TL (Giá trị còn lại)
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTGT- TL (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 216- TSHTGT- TL (Nguyên giá).
(2) Trường hợp thu hồi tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTGT- TL (Giá trị còn lại)
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTGT- TL (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 216- TSHTGT- TL (Nguyên giá).
(3) Trường hợp đơn vị quản lý TSHTGT- TL bàn giao TSHTGT- TL cho các nhà đầu tư trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án, căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép đơn vị ghi giảm TSHTGT- TL, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTGT- TL (Giá trị còn lại)
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTGT- TL (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 216- TSHTGT- TL (Nguyên giá).
(4) Trường hợp TSHTGT- TL bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác, căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép đơn vị ghi giảm TSHTGT- TL, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTGT- TL (Giá trị còn lại)
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTGT- TL (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 216- TSHTGT- TL (Nguyên giá).
(5) Trường hợp TSHTGT- TL đã bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả được cấp có thẩm quyền cho phép thanh lý (kể cả vật liệu, vật tư không có nhu cầu sử dụng). Khi nhận được đầy đủ hồ sơ cho phép thanh lý của cấp có thẩm quyền, các đơn vị ghi:
- Ghi giảm TSHTGT- TL đã thanh lý, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTGT- TL (Giá trị còn lại)
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTGT- TL (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 216- TSHTGT- TL (Nguyên giá).
- Phản ánh số chi về thanh lý TSHTGT- TL (kể cả vật liệu, vật tư không có nhu cầu sử dụng), ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (Đối với cơ quan nhà nước), hoặc
Nợ TK 811- Chi phí khác (Đối với doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp)
Có các TK liên quan.
- Phản ánh số thu về thanh lý TSHTGT- TL (kể cả vật liệu, vật tư không có nhu cầu sử dụng), ghi:
Nợ các TK liên quan
Có TK 337- Tạm thu (Đối với cơ quan nhà nước), hoặc
Có TK 711- Thu nhập khác (Đối với doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp).
Các trường hợp thanh lý TSHTGT-TL (kể cả vật liệu, vật tư không có nhu cầu sử dụng) sau khi trừ đi (-) các chi phí liên quan (nếu có), phần còn lại đơn vị phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công.
Trên đây là quy định về phương pháp hoạch toán kế toán giảm tài sản hạ tầng giao thông thủy lợi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?