Quy trình soạn thảo văn bản tại cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội
Quy trình soạn thảo văn bản tại cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được quy định tại Mục 5 Hướng dẫn 48-HD/VPTW năm 2015, cụ thể như sau:
Tùy thuộc vào nội dung, tính chất và mức độ quan trọng của văn bản cần soạn thảo để xác định các bước trong quy trình soạn thảo văn bản.
- Đối với các văn bản mang tính chỉ đạo, hướng dẫn toàn hệ thống của các tổ chức chính trị - xã hội, quy trình soạn thảo thường bao gồm các bước sau đây:
+ Xác định kế hoạch soạn thảo văn bản, trong đó gồm: mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi áp dụng; tên gọi, nội dung văn bản; thời gian, tiến độ hoàn thành văn bản.
+ Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin có liên quan đến văn bản soạn thảo.
+ Soạn thảo văn bản và tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản.
+ Chỉnh sửa, hoàn thiện văn bản và trình duyệt dự thảo văn bản (kèm tài liệu có liên quan).
- Đối với các loại văn bản hành chính thông thường, công văn trao đổi sự vụ không cần thiết phải áp dụng quy trình soạn thảo trên.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?