Trách nhiệm của cơ quan tại tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác văn thư
Trách nhiệm của cơ quan tại tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác văn thư quy định tại Mục 6 Hướng dẫn 48-HD/VPTW năm 2015, cụ thể như sau:
- Người đứng đầu cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm chỉ đạo công tác văn thư, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư; bảo đảm kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ văn thư theo quy định hiện hành.
- Chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính, trưởng phòng văn thư – lưu trữ được phân công phụ trách công tác văn phòng, hoặc người phụ trách công tác văn phòng cơ quan (dưới đây gọi tắt là người phụ trách công tác văn phòng) có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung nghiệp vụ của công tác văn thư tại cơ quan mình.
- Người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội (dưới đây gọi tắt là người đứng đầu đơn vị) có trách nhiệm quản lý công tác văn thư tại đơn vị mình theo đúng quy định.
- Cán bộ văn thư cơ quan, lưu trữ cơ quan có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với người phụ trách công tác văn phòng các nội dung nghiệp vụ để tổ chức triển khai và thực hiện tốt công tác văn thư tại cơ quan.
- Mọi cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan tới công tác văn thư phải thực hiện theo đúng Hướng dẫn này và các văn bản có liên quan khác của Đảng, pháp luật Nhà nước và quy định của tổ chức chính trị - xã hội về công tác văn thư.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Valentine 14 2 là valentine gì? 14 tháng 2 ai nên tặng quà cho ai?
- Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025: Nỗi đau của đại dương?
- Viết thiệp valentine cho bạn trai hay, ý nghĩa mới nhất 2025?
- Ngày 19 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Ngày 19 tháng 2 âm lịch có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
- Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Ninh Bình?