Trình tự giám định y khoa cấp chứng nhận là người khuyết tật để được hưởng trợ cấp xã hội
Giai đoạn 1: Tiếp nhận hồ sơ khám giám định.
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH thì thủ tục tiếp nhận hồ sơ khám giám định như sau:
- Sau khi Hội đồng Giám định y khoa nhận được hồ sơ đề nghị khám giám định mức độ khuyết tật đầy đủ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, trong thời gian 30 ngày làm việc, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm tổ chức khám giám định và kết luận dạng tật và mức độ khyết tật.
- Đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi làm thủ tục khám giám định cho người khuyết tật phải có các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp pháp.
+ Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi người khuyết tật đăng ký hộ khẩu thường trú về quyền đại diện hợp pháp đối với người khuyết tật.
+ Trường hợp đại diện hợp pháp của người khuyết tật là cơ quan, tổ chức thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đó theo quy định.
Giai đoạn 2: Quy trình khám giám định y khoa:
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH:
- Quy trình khám giám định: Quy trình khám giám định thực hiện theo quy định hiện hành về khám giám định y khoa.
- Quy trình khám giám định phúc quyết
+ Cá nhân hoặc cơ quan hoặc tổ chức hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa thì làm đơn đề nghị khám giám định phúc quyết gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành biên bản khám giám định (giải quyết lần 01).
+ Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành Biên bản giám định có trách nhiệm giải quyết (giải quyết lần 02). Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đề nghị vẫn chưa đồng ý với giải quyết của Hội đồng Giám định y khoa, chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Biên bản giải quyết lần 02, phải có kiến nghị bằng văn bản gửi Hội đồng Giám định y khoa.
Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Hội đồng Giám định y khoa bị kiến nghị hoàn chỉnh hồ sơ giám định theo quy định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa cấp trên.
+ Các trường hợp kiến nghị về kết quả giám định của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh thì Hội đồng Giám định y khoa Trung ương, Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I hoặc Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương II khám phúc quyết theo quy định.
+ Trường hợp đã khám giám định phúc quyết tại Hội đồng Giám định y khoa Trung ương, Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I hoặc Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương II nhưng vẫn còn kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo, Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng Giám định y khoa khám phúc quyết lần cuối và kết luận của Hội đồng này là kết luận cuối cùng.
+ Sau khi có kết quả khám phúc quyết lần cuối, nếu đối tượng vẫn còn kiến nghị, thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Trong quá trình lập hồ sơ khám giám định, cơ quan, cá nhân lập hồ sơ khám giám định phải kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ cá nhân hợp pháp khác có ảnh của người đi khám giám định với các giấy tờ trong hồ sơ khám giám định.
Giai đoạn 3: Xác định dạng tật và mức độ khuyết tật:
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH:
Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi có kết luận của Hội đồng, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm gửi 01 biên bản khám giám định mức độ khuyết tật theo mẫu quy định tại phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này về: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện 01 bản, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã nơi đối tượng cư trú 01 bản và người khuyết tật hoặc đại điện hợp pháp của người khuyết tật 01 bản.
Giai đoạn 4: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH:
- Đối với người khuyết tật từ đủ 06 tuổi trở lên: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là 05 (năm) năm kể từ ngày ban hành biên bản.
- Đối với người khuyết tật dưới 06 tuổi: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là 03 (ba) năm kể từ ngày ban hành biên bản.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?