Chuyển giao di sản cho Nhà nước trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào
Chuyển giao di sản cho Nhà nước trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào được quy định tại Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào ban hành kèm theo Quyết định 58QĐ/1999/CTN, cụ thể như sau:
Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật, hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, mà theo pháp luật của Nước ký kết, di sản nói trên trở thành tài sản của Nước ký kết, thì động sản thừa kế trở thành tài sản của Nước ký kết mà người để lại di sản đó là công dân khi chết, còn bất động sản trở thành tài sản của Nước ký kết nơi có bất động sản đó.
Theo đó, Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
...
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
...
=> Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì cậu bạn để lại di chúc cho bạn với điều kiện bạn phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng cậu bạn nhưng bạn đã không thực hiện nghĩa vụ trên nên không được quyền hưởng di sản.
Ngoài ra, bạn có cho biết chỉ có bạn là thân nhân duy nhất của cậu bạn (công dân Lào). Vậy nên:
=> Chiếc ô tô khách 24 chỗ nêu trên (động sản) trở thành tài sản của nước Lào.
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?