Cách thức liên hệ giữa các cơ quan trong vụ việc dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào
Cách thức liên hệ giữa các cơ quan về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào được quy định tại Điều 4 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào ban hành kèm theo Quyết định 58QĐ/1999/CTN, cụ thể như sau:
1. Trong khi thực hiện tương trợ tư pháp, cơ quan tư pháp của các Nước ký kết liên hệ với nhau thông qua Bộ Tư pháp hoặc Viện kiểm sát tối cao (về vấn đề hình sự) của nước mình, trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác.
Cơ quan tư pháp của các tỉnh giáp biên giới của các Nước ký kết được liên hệ trực tiếp với nhau để thực hiện tương trợ tư pháp, nhưng phải báo cáo cho Bộ Tư pháp hoặc Viện kiểm sát tối cao của nước mình trước.
2. Các cơ quan khác của các Nước ký kết có thẩm quyền về các vấn đề dân sự và hình sự, khi thực hiện tương trợ tư pháp, phải gửi uỷ thác tư pháp qua Cơ quan tư pháp của nước mình quy định tại khoản 1 Điều này, trừ khi Hiệp định này có quy định khác.
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Phạm nhân khi sinh hoạt trong cơ sở giam giữ có được sử dụng quần áo do người nhà gửi lên không?
- Đoàn viên công đoàn có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/09/2022 bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ như thế nào?
- Đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước 30/9/2022 được hỗ trợ như thế nào?
- Người đến thăm gặp phạm nhân có được tự ý ở lại nơi thăm gặp của cơ sở giam giữ phạm nhân không?
- Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật sẽ được cấp trong thời hạn bao lâu?