Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp để thực thi Hiệp định CPTPP
Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp được quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2019/TT-BCT (có hiệu lực từ 14/11/2019), cụ thể như sau:
1. Không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với một trong các biện pháp dưới đây:
a) Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương;
b) Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may được quy định tại Thông tư này.
2. Không áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp vượt quá giai đoạn chuyển tiếp.
3. Không áp dụng quá một lần biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với cùng một hàng hóa.
4. Không áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết trong Hiệp định.
5. Không áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp bằng biện pháp áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc hạn ngạch nhập khẩu.
6. Việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp phải được thực hiện phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và các quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này.
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành nào 2024 theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
- Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu Bài thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS, THPT năm 2024?
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?