Tòa án có xét nhân thân người phạm tội để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Khi quyết định hình phạt, Tòa án có được coi các tình tiết về nhân thân của bị cáo như trình độ học vấn thấp, là lao động chính, có con nhỏ, có ông bà là người có công Cách mạng... là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự hay không?

Công văn 212/TANDTC-PC 2019 có nội dung quy định như sau:

Hiện nay quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên trong quá trình xét xử, Tòa án có thể tham khảo quy định tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xác định tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

- Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em một bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:

- Bị cáo có anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

- Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;

- Người bị hại cũng có lỗi;

- Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;

- Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;

- Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

- Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

Ngoài ra, khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

Đây là nội dung quy định tại Mục 5 Phần I Công văn 212/TANDTC-PC 2019

Trân trọng!

Người phạm tội
Hỏi đáp mới nhất về Người phạm tội
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cấm cư trú đối với người phạm tội là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Người phạm tội là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào được coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội giết người?
Hỏi đáp pháp luật
Tội giết người mà liền trước đó người phạm tội đã phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người không có quốc tịch Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Người nước ngoài phạm tội có bị xử lý?
Hỏi đáp pháp luật
Phạm tội với người chuyển đổi giới tính
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hình sự người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu TNHS theo BLHS Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người phạm tội
Thư Viện Pháp Luật
261 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người phạm tội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người phạm tội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào