Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT (có hiệu lực ngày 01/01/2020) thì Phân loại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn như sau:
1. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được phân thành bốn hạng: hạng nhất (T1), hạng nhì (T2), hạng ba (T3), hạng tư (T4).
2. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất (M1), hạng nhì (M2), hạng ba (M3).
3. Chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản (ATCB).
4. Chứng chỉ nghiệp vụ, bao gồm:
- Chứng chỉ thủy thủ (TT);
- Chứng chỉ thợ máy (TM);
- Chứng chỉ lái phương tiện (LPT).
5. Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt, bao gồm:
- Chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tốc (ĐKCT);
- Chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển (ĐKVB);
- Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển (ATVB);
- Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu (ATXD);
- Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chờ hóa chất (ATHC);
- Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng (ATKHL).
6. Mẫu giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn và mã vùng của GCNKNCM, CCCM tại các địa phương theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên đây là quy định về phân loại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái tàu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?