Tổ chức thực hiện đề án đề án tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến năm 2021
Căn cứ Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2019 quy định việc tổ chức thực hiện đề án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến năm 2021 như sau:
- Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và chính quyền, đoàn thể địa phương các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm:
+ Tổ chức triển khai thực hiện Đề án này; chủ động hoàn thành việc ban hành kế hoạch cả giai đoạn 2019 -2021 trong quý III năm 2019 và kế hoạch hàng năm từ tháng 12 năm trước để triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm; lồng ghép thực hiện Đề án với kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.
+ Chủ động cân đối, bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện Đề án trong dự toán chi thường xuyên được giao hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
+ Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, thanh tra, sơ kết, đánh giá, khen thưởng việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Chính phủ để tổng hợp.
- Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Đề án; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; có biện pháp động viên, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân xuất sắc trong thực hiện Đề án; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ khi cần thiết; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án trên phạm vi toàn quốc.
- Bộ, ngành, đoàn thể trung ương được giao chủ trì các nhiệm vụ của Đề án có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính để tiếp nhận sự chỉ đạo hướng dẫn, rà soát, điều phối hoạt động phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong cả nước và từng địa bàn; sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu tư. Cơ quan, tổ chức được giao chủ trì các nhiệm vụ của Đề án chủ động phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện.
- Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn phân bổ kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án của bộ, ngành, đoàn thể trung ương; phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Đề án.
- Đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, tạo điều kiện triển khai thực hiện Đề án.
- Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận triển khai thực hiện Đề án trong tổ chức của mình.
- Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và bộ, ngành chỉ đạo toàn ngành lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động nghiệp vụ; xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của Đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Thanh tra bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện là cơ quan chủ trì tham mưu tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, điều phối, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án của bộ, ngành, địa phương.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?