Trách nhiệm xây dựng chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước
Theo quy định tại Điều 6 Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 thì trách nhiệm xây dựng chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước như sau:
1. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế
- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước lập và gửi đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Nghiên cứu, đề xuất, tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm trình Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước
- Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm đề xuất văn bản cần ban hành và phối hợp với Vụ Pháp chế xây dựng chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải nêu rõ tên văn bản; sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; tiến độ xây dựng văn bản (gồm: Thời gian hoàn thành dự thảo lần 1; thời gian dự kiến đăng website và thời gian trình ban hành); dự toán kinh phí xây dựng văn bản.
Trên đây là quy định về trách nhiệm xây dựng chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?