Thủ tục tạm xuất sau đó bán, tặng cho thiết bị, máy móc thực hiện dự án ở nước ngoài

Vừa rồi, công ty chúng tôi có thực hiện thủ tục xuất một số thiết bị, máy móc sang Lào để thực hiện dự án. Tuy nhiên, sau này chúng tôi có ý định chuyển nhượng phần thiết bị, máy móc này lại cho bên đối tác vì họ có nhu cầu. Vậy, tôi có nội dung thắc mắc sau: Lúc đầu là chúng tôi thực hiện thủ tục tạm xuất tái nhập với cơ quan thuế. Nay, chúng tôi không "tái nhập" nữa mà bán thiết bị, máy móc cho bên đối tác luôn thì có phải thực hiện thủ tục gì nữa không? Cảm ơn!      

Căn cứ Koản 6 Điều 50 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP), cụ thể như sau:

Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tạm xuất có văn bản đề nghị bán, cho, tặng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thi công xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện dự án, thử nghiệm thì phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 5 Chương này.

Mục 5 Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP được nêu tại quy định trên quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Đồng thời, căn cứ Khoản 2 Điều 84 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định:

“2. Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập quy định tại Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 52, Điều 53, Điều 54, Điều 55 Nghị định 08/2015/NĐ-CP:

a) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất theo dõi, quản lý lượng hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập trên Hệ thống. Quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất đã đăng ký với cơ quan hải quan nhưng chưa làm thủ tục tái xuất, tái nhập hoặc chưa thực hiện việc gia hạn thời gian tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện ấn định thuế (nếu có).


c) Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải làm thủ tục theo quy định tại Điều 21 Thông tư này"

Theo đó, Khoản 2 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định trách nhiệm của người khai hải quan khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:

a) Khai và nộp bộ hồ sơ hải quan qua hệ thống, gồm:

a.1) Tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này và ghi rõ số tờ khai hải quan ban đầu, hình thức thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.

Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu, thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu tính từ thời điểm nhập khẩu đến thời điểm thay đổi mục đích, chuyển tiêu thụ nội địa đã quá thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan (05 năm) và trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa nhập khẩu là công cụ, dụng cụ thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, chưa phân bổ toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất (trường hợp doanh nghiệp không theo dõi, quản lý theo số tờ khai hải quan nhập khẩu) vẫn còn trong thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp không phải cung cấp số tờ khai khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa.

Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đã cấu thành lên sản phẩm khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người khai hải quan thực hiện khai báo nguyên liệu, vật tư ban đầu và sản phẩm hoàn chỉnh tại các dòng hàng riêng biệt trên tờ khai. Trong đó thực hiện khai sản phẩm hoàn chỉnh trên một dòng hàng, không khai thuế đối với dòng hàng là sản phẩm hoàn chỉnh; khai nguyên liệu, vật tư nhập khẩu ban đầu (tại chỉ tiêu “mã số quản lý riêng” của dòng hàng khai mã “TĐMĐSDSP”) và tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai. Chính sách mặt hàng áp dụng đối với sản phẩm hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

a.2) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa: 01 bản chính;

a.3) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp chưa thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan ban đầu: 01 bản chính;

a.4) Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp.

...

c) Đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng "bằng hình thức chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế: Người nhận chuyển nhượng phải kê khai theo quy định tại điểm a khoản này, nhưng không phải nộp thuế.

Trường hợp đối tượng nhận chuyển nhượng phải thực hiện thông báo Danh mục miễn thuế thì cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi hàng hóa nhận chuyển nhượng trên Danh mục miễn thuế của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng.

Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng không phải nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa chuyển nhượng với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu nhưng phải thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế trước đây về việc chuyển nhượng hàng hóa đối với trường hợp đã thông báo Danh mục miễn thuế hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đã đăng ký tờ khai hải quan ban đầu nếu không thuộc trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế;

d) Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu, nộp tiền chậm nộp và bị xử lý theo quy định hiện hành.”

Công ty bạn đối chiếu với trường hợp của mình và quy định để thực hiện theo thủ tục nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng!

Thủ tục tạm xuất tái nhập
Hỏi đáp mới nhất về Thủ tục tạm xuất tái nhập
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục tạm xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài để tái chế sau đó tái nhập khẩu trở lại Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc hoàn tất thủ tục hải quan cho phương tiện vận tải Việt Nam tạm xuất tại cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục tạm xuất, tái nhập hàng hóa để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa có cần phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập không?
Hỏi đáp pháp luật
Việc tạm xuất, tái nhập hàng hóa để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa khi hết thời hạn bảo hành được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục tạm xuất sau đó bán, tặng cho thiết bị, máy móc thực hiện dự án ở nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Hàng tạm xuất giờ muốn tặng cho đối tác nên sử dụng mã xuất khẩu nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tái nhập hàng đã tạm xuất nên sử dụng mã nhập khẩu nào cho phù hợp?
Hỏi đáp pháp luật
Hàng tạm xuất giờ cần xuất khẩu để bán nên sử dụng mã xuất khẩu nào cho phù hợp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thủ tục tạm xuất tái nhập
Thư Viện Pháp Luật
3,892 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thủ tục tạm xuất tái nhập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ tục tạm xuất tái nhập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào