Trách nhiệm của các bộ, ngành khi thực hiện chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định 1320/QĐ-TTg năm 2019 thì trách nhiệm của các bộ, ngành khi thực hiện chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam như sau:
a) Bộ Tài chính
- Chủ trì bố trí kinh phí sự nghiệp kinh tế cho Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách;
- Phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
b) Bộ Ngoại giao
Xây dựng và thực hiện các đề án thuộc Chương trình gắn với hoạt động ngoại giao:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá về Chương trình và các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại các sự kiện ngoại giao;
- Huy động nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham gia, hưởng ứng các hoạt động của Chương trình.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Xây dựng và thực hiện các đề án thuộc Chương trình gắn với hoạt động đầu tư:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá về Chương trình và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư;
- Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
d) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Xây dựng và thực hiện các đề án thuộc Chương trình gắn với phát triển văn hóa, thể thao, du lịch:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá về Chương trình và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch;
- Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong và ngoài nước.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông
Xây dựng và thực hiện các đề án thuộc Chương trình gắn với nhiệm vụ quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá về Chương trình và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với hoạt động truyền thông hình ảnh quốc gia Việt Nam ra nước ngoài;
- Tập trung hỗ trợ quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.
e) Bộ Khoa học và Công nghệ
Xây dựng và thực hiện các đề án thuộc Chương trình gắn với các hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ:
- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng Hệ thống tiêu chí của Chương trình;
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu gắn với bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước.
g) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xây dựng và thực hiện các đề án thuộc Chương trình gắn với nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp:
- Tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu của các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản có thế mạnh của Việt Nam;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản phẩm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đáp ứng hệ thống tiêu chí của Chương trình.
h) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam
- Xây dựng và thực hiện các đề án truyền thông, quảng bá thuộc Chương trình;
- Phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan truyền thông, quảng bá về Chương trình và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong và ngoài nước.
i) Các bộ, ngành khác
Trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm đề xuất, xây dựng và phối hợp thực hiện các đề án theo nội dung của Chương trình.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành khi thực hiện chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?