Trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 15 Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2018 thì trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:
1. Phối hợp với Cơ quan chuyển giao để rà soát hồ sơ và tiếp nhận quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Quy chế này.
2. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan chuyển giao xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý các vấn đề tồn tại (về dự án thua lỗ, nhân sự, tài chính...) chưa được giải quyết liên quan đến quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu phát sinh trước và sau thời điểm ký Biên bản chuyển giao.
3. Thực hiện đầy đủ quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước/phần vốn góp nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm nhận chuyển giao.
4. Sau 60 ngày kể từ ngày Quyết định ban hành Quy chế này có hiệu lực thi hành, căn cứ kết quả nhận bàn giao, Ủy ban báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện việc chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Báo cáo cần nêu rõ tình hình triển khai, kết quả thực hiện, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có).
5. Người đứng đầu Ủy ban chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc không hoàn thành nhiệm vụ để xảy ra trường hợp không thực hiện đúng thời gian bàn giao theo quy định tại Quy chế này
Trên đây là về trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?
- Chế độ tuyển thẳng, ưu tiên tuyển sinh lớp 10 theo quy định mới năm 2025?
- Quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động thuộc về ai?