Thu bằng đại học
Thứ nhất, hành vi nhận dạy kèm của bạn có phải là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục hay không? Hiện pháp luật chỉ có quy định điều chỉnh, quản lý về vấn đề “dạy thêm, học thêm” chứ không có quy định điều chỉnh, quản lý việc “dạy kèm”. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông Tư số 17/2012/TT-BGDĐT thì “Dạy thêm, học thêm” được hiểu là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Muốn tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thì các tổ chức, cá nhân phải đăng ký và được cấp Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Với những quy định trên có thể thấy bất kỳ hành vi dạy, học phụ thêm nào có thu tiền ( không kể số lượng) có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đều được xem là dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, thông thường việc dạy thêm, học thêm phải mang tính đại trà, được tổ chức thành các lớp học với một số lượng người học thêm nhất định, vì vậy, những quan hệ dạy học chỉ với một hoặc một số ít người mang tính chất kèm cặp riêng, chỉ dạy riêng gọi là “dạy kèm” thì không thuộc sự điều chỉnh của Thông Tư số 17/2012/TT-BGDĐT. Ví dụ một giáo viên đến nhà một học sinh để “dạy kèm” riêng và nhận tiền “dạy kèm” thì khi đối chiếu với quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông Tư số 17/2012/TT-BGDĐT ta thấy đó vẫn là hoạt động dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, thực tế những trường hợp dạy học như thế không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính. Bởi lẽ ranh giới giữa “dạy thêm” và “dạy kèm” không thực sự rõ ràng nên mọi người đều có quyền “dạy kèm” có thu tiền miễn là không bị cơ quan có thẩm quyền gán ghép đó là hoạt động “dạy thêm” thì sẽ không bị xử phạt hành chính về hành vi này.
Theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi chỉ biết bạn nhận “dạy kèm” tại nhà (không có giấy phép) mà không biết cách thức tổ chức, số lượng học sinh, học phí như thế nào nên không có cơ sở khẳng định hoạt động “dạy kèm” của bạn có phải là hoạt động “dạy thêm, học thêm” theo quy định của pháp luật hay không. Do đó, không có cơ sở xác định việc bạn dạy học không có giấy phép có vi phạm hành chính về giáo dục hay không.
Thứ hai về vấn đề cán bộ văn hóa thông tin của thị trấn có hành vi đến nhà bạn kiểm tra, lập biên bản và tịch thu tốt nghiệp bằng đại học (Bách Khoa TP.HCM ) của bạn và ra quyết định phạt bạn 4.500.000 đồng có đúng với quy định của pháp luật hay không?
Về thẩm quyền lập biên bản và phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo quy định tại các Điều 27, Điều 28, Điều 29 Nghị Định Số 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì chỉ có Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp và Thanh tra các cấp mới có quyền lập biên bản và phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Các công chức khi đang thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nhưng không có thẩm quyền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Trong trường hợp của bạn, những người thực hiện hành vi lập biên bản và phạt vi phạm hành chính là các cán bộ văn hóa, thông tin cấp xã. Những cán bộ này không có nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, vì vậy họ không có thẩm quyền lập biên bản và phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đối với hành vi của bạn. Vậy, hành vi của những cán bộ này là vượt thẩm quyền, là vi phạm pháp luật.
Về hình thức và mức độ xử phạt. Mức phạt 4.500.000 đồng tương ứng với mức phạt đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 Nghị Định Số 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
“Điều 7. Vi phạm quy định về dạy thêm
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm theo các mức phạt sau đây:
c) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép;” Có thể thấy, mức độ xử phạt không hề tương ứng với hành vi của bạn (trong trường hợp vi phạm). Vì vậy, quyết định phạt này không có cơ sở pháp lý, là vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 7 Nghị Định Số 138/2013/NĐ-CP chỉ quy định hai hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm và đình chỉ hoạt động dạy thêm trong một thời hạn nhất định. Vì vậy, việc cán bộ xã tịch thu Bằng tốt nghiệp đại học bách khoa của bạn là vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Tóm lại, hành vi của cán bộ xã là vi phạm pháp luật về thẩm quyền, mức độ xử phạt lẫn hình thức xử phạt. Chúng tôi khuyên bạn nên làm đơn khiếu nại gởi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, yêu cầu hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính vượt thẩm quyền, giao trả lại Bằng tốt nghiệp đại học cho bạn và công khai xin lỗi vì đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?