Có được thành lập hội từ thiện tại công ty không?

Chào anh chị, công ty tôi là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hiện nay giám đốc của công ty tôi muốn thành lập trong công ty một hội từ thiện để giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam dioxin, Vậy Giám đốc công ty tôi có làm chủ tịch hội được không ạ? Hội này có cần đăng ký hoạt động với cơ quan chính quyền địa phương không tôi cảm ơn?  

Căn cứ Điều 2 Điều 4 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về Hội như sau:

1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Tên, biểu tượng, trụ sở, con dấu và tài khoản của hội

1. Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.

2. Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam”.

Như vậy, theo quy định trên Hội là một pháp nhân độc lập và được thành lập hoạt động trên cở sở tự nguyên của các thành viên vì mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo quy định pháp luật. Xét thông tin bạn cung cấp, các cán bộ công nhân của công ty bạn có quyền thành lập hội thiện nguyên vì mục đích kết nối các cán bộ nhân viên trong công ty và Hội từ thiện này là một pháp nhân nên nó sẽ hoạt động độc lập với công ty bạn.

Về vấn đề chủ tịch của hội, khi thành lập hội các thành viên của hội sẽ tiến hành soạn thảo điều lệ của hội để hoạt động đồng thời bầu ra các chức danh quản lý của hội. Hiện nay, không có quy định nào cấm giám đốc doanh nghiệp không được làm chủ tịch hội đồng thời Hội là một pháp nhân độc lập với công ty bạn nên giám đốc của công ty bạn hoàn toàn có thể làm chủ tịch của hội nếu các thành viên trong hội bầu ra.

Bên cạnh đó căn cứ Điều 14 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền về đăng ký thành lập hội như sau:

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Như vậy, theo quy định trên, trước tiên các thành viên trong hội cần phải xác định phạm vi hoạt động của hội vì nó liên quan đến việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt việc thành lập hội.

Sau khi xác định được phạm vi hoạt động của hội, các thành viên sáng lập hội sẽ tiến hành thành lập ban vận động thành lập hội theo quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2010/NĐ-CP.

Và khi Ban vận động thành lập hội đã được công nhận, sẽ tiến hành việc lập hồ sơ thành lập hội theo quy định tại Điều 7 Nghị định 45/2010 bao gồm các giấy tờ dưới đây và nộp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định 45/2010/NĐ-CP:

1. Đơn xin phép thành lập hội.

2. Dự thảo điều lệ.

3. Dự kiến phương hướng hoạt động.

4. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

7. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
194 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào