Cổ đông sáng lập có thể vừa có cổ phần phổ thông, vừa có cổ phần ưu đãi không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 về cổ đông sáng lập thì:
Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định nêu trên, cổ đông sáng lập không chỉ có quyền sở hữu cổ phần phổ thông mà đó chính là nghĩa vụ phải mua cổ phần phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về các loại cổ phần, trong đó có nội dung quy định như sau:
...
2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Theo quy định nêu trên thì cổ đông sáng lập hoàn toàn có thể vẫn có quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi.
Như vậy, một cổ đông sáng lập của công ty cổ phần có thể vừa có cổ phần ưu đãi, vừa có cổ phần phổ thông.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?