Chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận thông thầu bị xử lý như thế nào?
Theo thông tin bạn cung cấp: chủ đầu tư xây dựng công trình để nhà thầu thi công xây lắp tổ chức thi công trước khi ký hợp đồng, chúng tôi nhận thấy có dấu hiệu thông thầu vì nhà đầu tư và chủ đầu tư chắc chắn thỏa thuận với nhau rằng nhà đầu tư sẽ thắng thầu nên nhà đầu tư mới tiến hành thi công công trình mà chưa ký hợp đồng với chủ đầu tư.
Với hành vi này quy định cụ thể tại Điểm b Khoản 3 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong pháp luật đấu thầu, cụ thể như sau:
Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu.
Theo đó, khi thực hiện hành vi thông thầu nêu trên thì sẽ bị xử lý như sau:
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 90 Luật Đấu thầu 2013 quy định về xử lý vi phạm trong đấu thấu như sau:
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Đối với xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đấu thầu được quy định tại Mục 3 Chương 2 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Cụ thể:
Khoản 1 Điều 21 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành thương thảo hợp đồng trong lựa chọn nhà thầu...
Ngoài ra, đối với hành vi thông thầu trong trường hợp này có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, như sau:
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
Như vậy, với hành vi thông thầu có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?