Thủ tục Cấp thẻ căn cước công dân khi chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Thủ tục Cấp thẻ căn cước công dân khi chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Cơ sở pháp lý:
Thủ tục Cấp thẻ căn cước công dân khi chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Hình từ Internet)
Cơ quan thực hiện:
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Thành phần hồ sơ: Số lượng 01 bộ
a) Sổ hộ khẩu;
b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);
c) Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân (ký hiệu là CC02);
d) Trường hợp thông tin không đầy đủ, thống nhất thì xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.
Trình tự thực hiện.
Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh (nếu đã triển khai) hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân xuất trình Sổ hộ khẩu, trường hợp thông tin trên Sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai Căn cước công dân với thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ nêu trên:
Trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BCA ngày 01/10/2019 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.
Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.
Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.
Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.
Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai Căn cước công dân.
Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
Lệ phí:
Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân không phải nộp lệ phí;
Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?