Trình tự xét miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước

Liên quan đến việc miễn nhiệm ngạch kiểm toán viên. Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định thì trình tự xét miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước được quy định ra sao? 

Trình tự xét miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Điều 9 Quyết định 1786/QĐ-KTNN năm 2016 Quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

1. Công chức thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 và Điểm a Khoản 2 Điều 8 đương nhiên được (bị) miễn nhiệm các ngạch kiểm toán viên nhà nước.

2. Thủ trưởng đơn vị có công chức thuộc đối tượng miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước theo quy định tại Điểm b Khoản 1; Điểm b, c, d, đ Khoản 2 Điều 8 của Quy định này; thành lập Hội đồng xét miễn nhiệm ngạch Kiểm toán viên nhà nước của đơn vị.

Thành phần Hội đồng từ 5 đến 7 người, gồm:

a) Đại diện Lãnh đạo đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện cấp ủy của đơn vị - Ủy viên;

c) Đại diện Ban chấp hành Công đoàn của đơn vị - Ủy viên;

d) Đại diện lãnh đạo bộ phận chuyên môn, trực tiếp quản lý hành chính của công chức xét miễn nhiệm - Ủy viên;

đ) Đại diện lãnh đạo một số bộ phận chuyên môn, công chức có năng lực, trình độ nghiệp vụ ở cùng ngạch hoặc ở ngạch cao hơn - Ủy viên;

Chủ tịch Hội đồng phân công một ủy viên kiêm thư ký.

2. Hội đồng xét miễn nhiệm ngạch Kiểm toán viên nhà nước của đơn vị tổ chức họp để xem xét việc miễn nhiệm hay không miễn nhiệm ngạch Kiểm toán viên nhà nước và đề xuất ngạch công chức khác sau khi miễn nhiệm ngạch Kiểm toán viên nhà nước.

3. Thủ trưởng đơn vị làm văn bản đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét miễn nhiệm ngạch Kiểm toán viên nhà nước đối với công chức (kèm danh sách trích ngang, biên bản họp Hội đồng và các tài liệu có liên quan).

4. Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Hội đồng xét miễn nhiệm ngạch Kiểm toán viên nhà nước của Kiểm toán nhà nước.

Thành phần Hội đồng từ 05 đến 07 người, gồm:

a) Đại diện Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ - Ủy viên;

c) Đại diện Ban chấp hành Công đoàn Kiểm toán nhà nước - Ủy viên;

d) Đại diện Lãnh đạo đơn vị có công chức xét miễn nhiệm ngạch Kiểm toán viên nhà nước - Ủy viên;

e) Đại diện Lãnh đạo một số bộ phận chuyên môn, công chức có năng lực, trình độ nghiệp vụ ở cùng ngạch hoặc ở ngạch cao hơn - Ủy viên;

g) Chuyên viên quản lý ngạch công chức của Vụ Tổ chức cán bộ là Ủy viên kiêm thư ký.

5. Hội đồng xét miễn nhiệm ngạch Kiểm toán viên nhà nước của Kiểm toán nhà nước tổ chức họp để xem xét lại việc miễn nhiệm hay không miễn nhiệm ngạch Kiểm toán viên nhà nước và đề xuất ngạch công chức khác sau khi miễn nhiệm ngạch Kiểm toán viên nhà nước.

6. Khi có kết luận và đề nghị của Hội đồng xét miễn nhiệm ngạch Kiểm toán viên nhà nước của Kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, ký Quyết định miễn nhiệm ngạch Kiểm toán viên nhà nước và chuyển ngạch thích hợp đối với công chức.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
148 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào