Thủ tục đăng ký thay đổi giám hộ cử giữa người Việt với nhau
Thủ tục đăng ký thay đổi giám hộ cử giữa người Việt với nhau
1. Căn cứ pháp lý:
2. Điều kiện:
- Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật dân sự 2015.
- Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại.
- Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ.
- Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
3. Hồ sơ:
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Người yêu cầu đăng ký hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ.
- Chấm dứt giám hộ cử:
+ Tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ.
+ Giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ.
+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký chấm dứt giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
- Đăng ký giám hộ cử mới:
+ Tờ khai đăng ký giám hộ.
+ Văn bản cử người giám hộ, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
+ Văn bản ủy quyền đối trường hợp ủy quyền người khác đi đăng ký (Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.)
Thủ tục đăng ký thay đổi giám hộ cử giữa người Việt với nhau (Hình từ Internet)
4. Phương thức nộp:
- Người có yêu cầu thay đổi trực tiếp nộp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện.
- Người có yêu cầu thay đổi có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính.
5. Cơ quan giải quyết:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ mới.
6. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
=> Tổng thời gian đăng ký thay đổi người giám hộ cử tối đa là 05 ngày làm việc, trong đó đăng ký chấm dứt giám hộ cử là trong 02 ngày làm việc và đăng ký giám hộ cử là trong 03 ngày làm việc.
7. Lệ phí: Được miễn.
Như vậy, bạn đăng ký thay đổi người giám hộ cử khi có người khác nhận làm giám hộ, nếu đã có người nhận làm giám hộ thì bạn phải thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ cử, và người nhận làm giám hộ mới thực hiện đăng ký giám hộ cử. Trình tự, thủ tục theo hướng dẫn trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?