Kiểm sát phần nhận định của bản án dân sự phúc thẩm được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi Viện trưởng VKSNDTC ban hành quyết định, quy định như thế nào về việc kiểm sát phần nhận định của bản án dân sự phúc thẩm? Nhờ anh chị tư vấn.

Căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 7 Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định việc kiểm sát phần nhận định của bản án dân sự phúc thẩm như sau:

- Đối với vụ án do đương sự kháng cáo: Nghiên cứu việc phân tích, đánh giá các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án; các tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp (nếu có), kết quả xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa và nhận định của Tòa án về việc giải quyết từng vấn đề mà đương sự kháng cáo, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật mà Tòa án áp dụng để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo. Trên cơ sở đó, đánh giá tính có căn cứ về nhận định của Tòa án đối với các vấn đề đương sự kháng cáo.

- Đối với vụ án do Viện kiểm sát kháng nghị: Xem xét việc phân tích, nhận định của bản án có phù hợp với nhận định của Viện kiểm sát trong quyết định kháng nghị. Nội dung nào trong kháng nghị mà Tòa án không chấp nhận và căn cứ của việc không chấp nhận, đối chiếu khi kiểm sát phần quyết định của bản án.

- Đối với vụ án vừa có kháng cáo của đương sự, vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát: Xem xét việc phân tích, nhận định của bản án về những nội dung kháng cáo của đương sự trùng với kháng nghị của Viện kiểm sát, những nội dung kháng cáo khác nội dung kháng nghị. Trường hợp kháng nghị của Viện kiểm sát và kháng cáo của đương sự về cùng một nội dung yêu cầu nhưng khác nhau về căn cứ thì phải xác định rõ căn cứ nào có cơ sở để bảo vệ hoặc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Trường hợp đương sự rút kháng cáo nhưng nội dung đương sự rút kháng cáo có trong nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát thuộc trường hợp bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì yêu cầu Hội đồng xét xử phúc thẩm phải xem xét, giải quyết những nội dung đó trong kháng nghị.

- Đánh giá căn cứ pháp luật mà Tòa án viện dẫn để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo của đương sự, kháng nghị của Viện kiểm sát (nếu có), căn cứ pháp luật để Hội đồng xét xử phúc thẩm giải quyết vụ án. Nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS thì phải xem xét căn cứ Tòa án áp dụng là tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan có chính xác hay không.

Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
356 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào