Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa người Việt ở trong nước và người Việt ở nước ngoài?
Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa người Việt ở trong nước và người Việt ở nước ngoài?
1. Căn cứ pháp lý:
2. Điều kiện:
- Bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều còn sống;
- Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt;
- Việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp.
Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa người Việt ở trong nước và người Việt ở nước ngoài? (Hình từ Internet)
3. Hồ sơ: Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp:
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- Giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con. Trong đó:
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
4. Phương thức nộp: Nộp hồ sơ trực tiếp.
5. Cơ quan giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định.
7. Lệ phí: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, tùy từng điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương.
Trên đây là Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa người Việt ở trong nước và người Việt ở nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?