Quy định về vận hành xử lý các tình huống bất thường trong mùa lũ của các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng
Căn cứ Điều 12 Quy trình kèm theo Quyết định 740/QĐ-TTg năm 2019 quy định vận hành xử lý các tình huống bất thường trong mùa lũ của các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng như sau:
- Trong thời gian vận hành mùa lũ, khi các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã hết khả năng cắt lũ mà mực nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn tiếp tục lên nhanh, hoặc xảy ra các tình huống ngoài dự kiến quy định tại Quy trình này đe dọa đến an toàn đê điều, công trình, hạ du hoặc xảy ra các tình huống khẩn cấp khác thì Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc thực hiện trách nhiệm đã được phân công, phân cấp và phối hợp trong ứng phó tình hạng khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
- Trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều hoặc nhận định có khả năng xuất hiện trận lũ lớn hơn lũ 500 năm xuất hiện một lần, nhưng nhỏ hơn lũ thiết kế công trình hồ Sơn La (lũ 10.000 năm xuất hiện một lần), Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng chính phủ xem xét quyết định sử dụng một phần dung tích chống lũ cho công trình để cắt giảm lũ cho hạ du nhưng phải đảm bảo an toàn công trình.
- Ngoài thời gian vận hành mùa lũ quy định tại Điều 2 của Quy trình này, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định việc vận hành các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang theo quy định của Quy trình này hoặc thực hiện trách nhiệm đã được phân công, phân cấp và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp khi xuất hiện một trong các trường hợp lũ bất thường sau đây:
+ Khi mực nước của một trong các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đã đạt đến mực nước dâng bình thường mà lũ về hồ vượt quá lưu lượng xả nước tối đa qua phát điện của công trình.
+ Khi hạ du có nguy cơ xuất hiện lũ, ngập lụt từ cấp độ 2 trở lên theo quy định về cấp độ rủi ro thiên tai.
+ Xuất hiện sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố công trình xả hoặc trong việc vận hành các hạng mục bảo đảm an toàn công trình.
+ Xuất hiện sự cố đê điều hoặc có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đê điều, công trình thủy lợi, kết cấu hạ tầng ở hạ du.
+ Các tình huống khác có nguy cơ đe dọa đến an toàn công trình, khu vực hạ du do Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định.
+ Việc xem xét, quyết định các phương án vận hành các hồ trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ để cắt giảm lũ cho hạ du phải đảm bảo an toàn công trình.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?