Người bị thương làm thủ tục gì để xác nhận thương binh?

Anh T tham gia chiến đấu và bị thương trong khi thực nhiện nhiệm vụ tại biên giới Tây Nam, tỷ lệ thương tật là 35%. Vậy anh T phải làm thủ tục gồm những giấy tờ gì để xác nhận là thương binh?

Theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP quy định, các giấy chứng minh bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, gồm các giấy tờ sau:

- Giấy tờ có ghi sức ép hoặc chấn thương; danh sách quân nhân bị thương (hoặc người bị thương) của cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng khi bị thương có ghi tên cá nhân bị thương;

- Giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận cá nhân bị thương khi tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu. Trường hợp giấy tờ, tài liệu không ghi các vết thương cụ thể thì căn cứ vào kết quả kiểm tra vết thương thực thể của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

- Người bị thương thuộc lực lượng quân đội, công an có vết thương thực thể nhưng không còn danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân khi bị thương đã giải thể hoặc không lưu giữ được.

Trường hợp không có vết thương thực thể nhưng còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể;

- Người không thuộc lực lượng quân đội, công an bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và các chiến trường B, C, K và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện còn vết thương thực thể.

Trường hợp còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể;

- Người không thuộc lực lượng quân đội, công an bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc và trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc hiện có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể.

*Thủ tục xác nhận

Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:

- Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;

- Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an; trường hợp có vết thương thực thể thì lập Biên bản kiểm tra vết thương thực thể (Mẫu XN).

Trên đây là thủ tục xác nhận thương binh mà bạn cần phải thực hiện.

Ban biên tập phản hồi đến bạn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
179 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào