Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BKHCN quy định về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cụ thể như sau:
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A, B và C theo quy định tại các điểm a, b, và c khoản 2 Điều 4 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm an ninh theo các mẫu tương ứng với mức an ninh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa và dấu hiệu cảnh báo bức xạ bổ sung theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp nguồn phóng xạ sử dụng di động, phải xây dựng và thực hiện bổ sung Kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong quá trình vận chuyển (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này); thông báo cho các Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại địa phương trên tuyến đường vận chuyển về thời điểm dự kiến vận chuyển nguồn phóng xạ đến và đi, thời gian, địa điểm sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ tại các địa phương đó.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh D theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Kiểm đếm nguồn phóng xạ định kỳ hàng quý; lập hồ sơ kiểm đếm, ghi rõ người thực hiện kiểm đếm, thời gian kiểm đếm, kết quả kiểm đếm. Trong trường hợp bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, tạm dừng dây chuyền sản xuất đối với các thiết bị sử dụng nguồn phóng xạ lắp đặt trên dây chuyền sản xuất, việc kiểm đếm phải được thực hiện hàng tuần;
b) Gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa theo quy định tại mục 1 và 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện có đối tượng tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ hoặc có ý định thực hiện hành vi chiếm đoạt, phá hoại nguồn phóng xạ phải:
a) Áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục;
b) Trong vòng 08 giờ kể từ khi phát hiện sự việc: thông báo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh nơi xảy ra sự việc và Cơ quan Công an nơi gần nhất bằng văn bản hoặc fax hoặc qua điện thoại;
c) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sự việc: gửi báo cáo bằng văn bản cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh nơi xảy ra sự việc và Cơ quan Công an gần nhất. Báo cáo phải trình bày rõ nguyên nhân, diễn biến sự việc, các biện pháp ứng phó đã được áp dụng, hậu quả, các biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được áp dụng và kế hoạch thực hiện để tránh xảy ra sự việc tương tự.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp từ 25/12/2024 là bao nhiêu?
- TP Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?