Trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không
Trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không về việc bảo đảm an ninh hàng không được quy định tại Điều 116 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:
1. Thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, xử lý ban đầu các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay.
2. Cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chuyên nghiệp, đáp ứng các quy định của pháp luật.
4. Xây dựng trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và triển khai thực hiện quy chế an ninh hàng không sau khi được phê duyệt.
5. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay ký kết các quy chế phối hợp về công tác bảo đảm an ninh hàng không, an ninh trật tự, an toàn xã hội với chính quyền địa phương, đơn vị công an, quân đội trên địa bàn cảng hàng không, sân bay và các cơ quan, đơn vị liên quan.
6. Đánh giá và đề xuất với người khai thác cảng hàng không, sân bay trong việc đầu tư, xây dựng, cải tạo các công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ và thống nhất.
7. Thực hiện công tác kiểm soát an ninh nội bộ, bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không của đơn vị.
8. Tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh, trật tự tại cảng hàng không, sân bay. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát người, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, phương tiện, nhiên liệu, suất ăn và các vật phẩm khác khi đưa vào khu vực hạn chế, lên tàu bay; kiểm soát, giám sát người, phương tiện, đồ vật ra, vào, hoạt động trong các khu vực hạn chế. Tổ chức giám sát, bảo vệ tàu bay khi tàu bay đỗ tại sân bay; thực hiện lục soát an ninh hàng không.
9. Thực hiện áp tải, áp giải đối với các đối tượng là người, phương tiện đặc biệt, tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an ninh trong theo quy định hoặc khi được yêu cầu. Quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường khi áp dụng các cấp độ tăng cường theo quy định. Triển khai thực hiện các biện pháp đối phó khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp theo kế hoạch, phương án được phê duyệt.
11. Thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay hoạt động hàng không chung theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, tập huấn về an ninh hàng không cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không và các đối tượng liên quan thuộc phạm vi trách nhiệm.
13. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên của Công ty về ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; thông tin, tuyên truyền cho hành khách biết và thực hiện quy định về bảo đảm an ninh hàng không khi đi tàu bay.
14. Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo, thống kê, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu trong lĩnh vực an ninh hàng không; rút kinh nghiệm, giảng bình các vụ việc liên quan đến an ninh hàng không xảy ra trên địa bàn theo quy định; cập nhật, lưu trữ tất cả các tài liệu, quy định có liên quan của trong nước và nước ngoài về an ninh hàng không để nghiên cứu, triển khai thực hiện.
15. Thực hiện công tác kiểm soát chất lượng an ninh hàng không nội bộ theo quy định của pháp luật.
16. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc vi phạm an ninh, an toàn hàng không dân dụng, trật tự công cộng và can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
17. Tham gia thẩm định các tiêu chuẩn, yêu cầu an ninh hàng không trong quy hoạch, thiết kế xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, trang thiết bị nghiệp vụ phục vụ công tác đảm bảo an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay.
18. Tổ chức khai thác có hiệu quả hệ thống hạ tầng, máy móc thiết bị an ninh của người khai thác cảng đầu tư trang bị. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với người khai thác cảng trong việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng.
19. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan:
a) Phối hợp với người khai thác cảng hàng không sân bay xây dựng chương trình an ninh hàng không, kế hoạch khẩn nguy (bao gồm kế hoạch khẩn nguy sân bay và kế hoạch khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp) của cảng hàng không; triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm khi chương trình an ninh, kế hoạch khẩn nguy cảng hàng không, sân bay được phê duyệt;
b) Quản lý, bảo quản, khai thác, sử dụng hệ thống công trình, máy móc, thiết bị phục vụ bảo đảm an ninh hàng không;
c) Phối hợp với các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, quốc phòng thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm tại địa bàn hoạt động; triển khai thực hiện công tác an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với công an, chính quyền địa phương và đơn vị quân đội trong việc tuần tra khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định;
đ) Phối hợp với Cảng vụ hàng không, cơ quan công an tại địa bàn, người khai thác cảng hàng không, sân bay và các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá rủi ro an ninh hàng không theo quy định; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp;
e) Phối hợp với Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không, cơ quan chức năng trong việc đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay;
g) Phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật;
h) Phối hợp với cơ quan công an trong công tác dẫn giải tội phạm.
20. Thông báo kịp thời đến người khai thác cảng hàng không, sân bay các vụ việc gây gián đoạn đến hoạt động khai thác, gây mất an ninh trật tự công cộng, gây thiệt hại đến tài sản, công trình, phương tiện tại cảng hàng không hoặc hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
21. Hộ tống hành khách mất khả năng làm chủ hành vi khi có yêu cầu.
22. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?