Nhận con ngoài giá thú có bắt buộc cần văn bản đồng ý của vợ?
Căn cứ Điều 91 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận con của cha mẹ cụ thể như sau:
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Trường hợp của bạn, nếu bạn muốn nhận con thì không cần phải có sự đồng ý của vợ. Việc cơ quan hộ tịch yêu cầu bạn nộp văn bản đồng ý của vợ là không phù hợp quy định của pháp luật. Bạn nên liên hệ lại để yêu cầu họ giải quyết, nếu họ vẫn không giải quyết cho bạn thì bạn có thể tiến hành thủ tục khiếu nại theo căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra khi tiến hành thủ tục nhận con, cần thực hiện đúng quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.
Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.
Về các giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cha con, theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư15/2015/TT-BTP, người nhận cha, mẹ, con có thể lựa chọn một trong các giấy tờ sau:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con (thường được gọi là văn bản xét nghiệm ADN);
Thứ hai, về việc khai sinh cho con.
Việc đăng ký khai sinh cho con sẽ được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người cha hoặc mẹ cư trú. Hồ sơ đăng ký khai sinh gồm có:
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- Giấy chứng sinh của con;
- Giấy tờ tùy thân của người đi khai sinh (Chứng minh thư nhân dân; hộ khẩu).
Thứ ba, kết hợp cùng lúc thủ tục đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, con
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP, khi đăng ký khai sinh mà có nhu cầu nhận cha, con, UBND xã sẽ giải quyết đồng thời hai thủ tục đó. Người khai sinh chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con theo mẫu quy định;
- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định;
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 15/2015/TT-BTP.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?