Công an có giải quyết yêu cầu của người chưa đăng ký tạm trú không?
Điều 4 Thông tư 12/2010/TT-BCA hướng dẫn Pháp lệnh công an xã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của công an xã:
1. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà Công an xã phải nắm vững bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:
...
d) Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và tình hình khác có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đề xuất biện pháp khắc phục.
2. Các tin tức, vụ việc về an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải được thẩm tra, xác minh, phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp:
a) Trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức phải xử lý bằng biện pháp pháp luật thì phải nhắc nhở, giải thích, giáo dục người có hành vi vi phạm, giúp họ có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng đạo đức xã hội và quy định của địa phương;
b) Trường hợp hành vi vi phạm đến mức phải xử lý vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an xã thì tiến hành xử phạt; trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã thì chuyển hồ sơ vi phạm lên cấp có thẩm quyền để xử phạt theo quy định; trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác thì lập hồ sơ chuyển lên cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết việc, tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường (nếu có), thu giữ, bảo quản hiện vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật và báo ngay cho cơ quan Công an cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời;
d) Trường hợp tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng hoặc những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, vượt quá thẩm quyền và khả năng giải quyết của Công an xã thì phải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp có biện pháp xử lý phù hợp, không để tình hình phức tạp thêm, đồng thời phải báo ngay cho Công an cấp trên để có biện pháp xử lý thích hợp.
3. Tình hình an ninh, trật tự và các vụ việc, tin tức thu nhận được có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải lưu vào hồ sơ theo đúng quy định và hướng dẫn của Công an cấp trên. Những thông tin quan trọng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định trên thì công an cấp xã có trách nhiệm giải quyết vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự tại khu vực quản lý, do đó, dù bạn chưa khai báo tạm trú thì công an cũng có trách nhiệm giải quyết vụ việc xảy ra tại đây. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại... và báo ngay cho cơ quan Công an cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?