Phân biệt tiêu chuẩn danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" và "Nghệ sĩ ưu tú"
Theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định 89/2014/NĐ-CP thì tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” và danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” như sau:
Nghệ sĩ nhân dân |
Nghệ sĩ ưu tú |
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương; |
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương; |
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ; |
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ; |
3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 20 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên; |
3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên; |
4. Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”. |
4. Có ít nhất 02 Giải Vàng quốc gia hoặc 01 Giải Vàng quốc gia và 02 Giải Bạc quốc gia. |
Điểm khác biệt lớn nhất trong việc xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" và "Nghệ sĩ ưu tú" ở chỗ, muốn đạt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, người nghệ sĩ phải đã được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.