Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng đối với các khoản nợ xấu, tài sản đảm bảo
Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP thì kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng như sau:
1. Bên mua khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bên bán theo quy định tại khoản 4 Điều 74 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Vụ án dân sự đang được Tòa án thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm mà đương sự thực hiện việc mua bán khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Tòa án căn cứ vào hợp đồng mua bán nợ để bổ sung việc xác định tư cách đương sự, người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự như sau:
a) Bên mua một phần khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu được kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng và xác định tư cách đương sự như bên bán đối với phần khoản nợ đã mua. Tòa án ghi trong các văn bản tố tụng tư cách của bên mua là “người kế thừa một phần quyền, nghĩa vụ tố tụng” của bên bán (ghi rõ tên của bên bán nợ);
b) Bên mua toàn bộ khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu được kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ tố tụng và xác định tư cách đương sự thay thế cho bên bán. Tòa án ghi trong các văn bản tố tụng tư cách của bên mua là “người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng” của bên bán (ghi rõ tên của bên bán nợ);
c) Kể từ ngày Tòa án nhận được các tài liệu, chứng cứ xác định hợp đồng mua bán nợ có hiệu lực, bên mua đã xác lập được quyền sở hữu đối với tài sản mua theo quy định của pháp luật thì văn bản tố tụng phải ghi bên mua là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên bán.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A là nguyên đơn trong vụ án “Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm”. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, Ngân hàng thương mại cổ phần A bán toàn bộ khoản nợ xấu và quyền yêu cầu chuyển giao tài sản bảo đảm cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B. Kể từ ngày nhận được các tài liệu, chứng cứ xác định bên mua đã xác lập quyền đòi khoản nợ xấu đó thì Tòa án xác định Công ty trách nhiệm hữu hạn B là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn và văn bản tố tụng ghi: “Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần A, trụ sở tại...; Công ty trách nhiệm hữu hạn B, trụ sở tại... là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của Ngân hàng thương mại cổ phần A; người đại diện hợp pháp của nguyên đơn là ông Nguyễn Văn C - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn B”.
Trên đây là quy định về ủy quyền khởi kiện, tham gia tố tụng khi giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?